Thắp “ba nén hương” và vái “ba vái” khi đi lễ chùa là có ý nghĩa gì?
Vào ngày lễ, tết hay kết hôn rất nhiều người thường có tâm niệm muốn đi lễ chùa bái Phật. Họ thắp hương, vái lạy trước tượng Phật cầu xin được khỏe mạnh, tiêu tai, thăng quan phát tài, tình duyên tốt đẹp hay thi cử đỗ đạt…
Đối với nhiều người, việc đưa tay lấy ba nén hương và vái ba vái trước tượng Phật tựa như hành động “tập mãi thành quen” mà không hiểu ý nghĩa đằng sau của hành động này
Kỳ thực “ba nén hương” và “ba vái” là có nội hàm ý nghĩa sâu xa ở đằng sau. Nếu như có thể hiểu rõ hàm ý này, rất có thể “trời xanh có mắt” chứng kiến tấm lòng thành kính của chúng ta mà có thể phù hộ!
Chúng ta thắp “ba nén hương” trước tượng Phật là có ý nghĩa tương ứng với “giới, định, huệ”. Nén hương thứ nhất được gọi là “giới hương” tức là trước mặt tượng Phật biểu đạt lòng quyết tâm của mình, từ bỏ thói quen xấu và ý nghĩ xằng bậy của mình. Nén hương thứ hai được gọi là “định hương” là có ý hy vọng đối với bất kỳ sự việc nào xảy ra thì bản thân cũng có thể tĩnh được, bình tĩnh mà xử sự. Nén hương thứ ba được gọi là “huệ hương” (hay “tuệ hương”) là có ý khẩn cầu bản thân có được trí tuệ, khai ngộ mà gặp được Phật tâm.
Theo kinh Phật giáo thì “giới, định, huệ” là phương pháp “phá mê khai ngộ” và cũng là một loại quan hệ nhân quả.
Chỉ có từ bó thói quen xấu và ý nghĩ xằng bậy của bản thân thì tâm mới có thể định xuống được. Khi tâm đã định được rồi mới sinh ra kết quả “định sinh huệ”.
Vậy vì sao phải vái ba vái? Vái thứ nhất là thể hiện cho tâm lễ kính Phật. Vái thứ hai là thể hiện nguyện vọng mong muốn được giác ngộ, nguyện lòng hướng Phật. Vái thứ ba là trang nghiêm sám hối lỗi lầm của mình trước Phật.
Như vậy có thể thấy rằng, thắp hương và bái Phật không phải chỉ là hành động “theo thói quen” hay hành động “bề ngoài” mà chính là thể hiện cái tâm của con người. Cho nên, người xưa có câu “không thắp hương không bái lạy mà vẫn được phúc báo” chính là có ý nói rằng cái tâm của con người mới là yếu tố quan trọng nhất và được Thần linh nhìn thấy rõ.
AN
09/04/2018Như vậy có thể thấy rằng, thắp hương và bái Phật không phải chỉ là hành động “theo thói quen” hay hành động “bề ngoài” mà chính là thể hiện cái tâm của con người. Cho nên, người xưa có câu “không thắp hương không bái lạy mà vẫn được phúc báo” chính là có ý nói rằng cái tâm của con người mới là yếu tố quan trọng nhất và được Thần linh nhìn thấy rõ.